Hiện nay niềng răng được đánh giá là phương pháp mang lại hiệu quả tối đa, khắc phục hoàn toàn những khuyết điểm về răng. Tuy nhiên, một số trường hợp sau niềng xuất hiện tình trạng lợi bị hở gây mất thẩm mỹ và một trong số các giải pháp đó là cắt lợi. Vậy có nên cắt lợi sau khi tháo niềng không? Cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.
Mục đích của việc cắt lợi
Cắt lợi là gì?
Cắt lợi hay còn gọi là cắt nướu là một kỹ thuật giúp loại bỏ tình trạng mô nướu, mô lợi, phần lợi bị thừa. Những phần lợi, nướu thừa ra này là nguyên nhân gây nên tình trạng hở lợi. Bên cạnh đó, cắt lợi cũng giúp khắc phục tình trạng viêm, viêm phì đại lợi, lợi trùm.
Lợi bị viêm
Đối với trường hợp viêm lợi quá nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các phần lợi bị viêm, sau đó sẽ tiến hành xử lý phần bị viêm dưới chân răng.
Lợi bị phì đại do u
Đây là tình trạng mà vi khuẩn tích tụ, tấn công khiến kích thước phần lợi gia tăng bất thường. Nguyên nhân chính là do việc vệ sinh răng miệng không sạch. Các bác sĩ sẽ xử lý cắt bỏ phần nướu bị phì đại để hạn chế các rủi ro không đáng có.
Lợi trùm
Lợi trùm xuất hiện đối với trường hợp mọc răng khôn và bị lệch. Lúc này phần lợi lấp hết bề mặt răng khôn khiến răng khôn không thể phát triển bình thường được. Ngoài ra lợi trùm còn khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trường hợp này bạn nên cân nhắc một trong hai giải pháp là nhổ bỏ răng khôn hoặc cắt lợi.
Khắc phục tình trạng cười hở lợi
Nguyên nhân cười hở lợi là do phần lợi thừa bao trùm lên phần thân răng, khiến cho nụ cười của bạn trông sẽ không được đẹp và tự nhiên.
Bài viết đề cập tới việc cắt lợi sau niềng răng đối với tình trạng cười bị hở lợi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cười hở lợi có thể kể đến bao gồm:
- Do môi quá ngắn không phủ hết được lợi
- Răng quá ngắn và bị bao phủ bởi lợi
- Xương hàm trên phát triển quá mức xuống dưới làm xương ở răng phát triển quá mức dẫn đến việc môi không thể che phủ hết được.
- Lợi phát triển quá mức bao trùm xuống phần răng dưới nhiều hơn mức bình thường.
Trong tất cả những nguyên nhân trên thì giải pháp niềng răng chỉ có thể giải quyết được tình trạng hở lợi khi nguyên nhân chính đến từ việc xương hàm và xương ở răng phát triển quá mức mà thôi.
Nên cắt lợi ngay sau khi niềng răng hay không?
Cắt lợi có thể thực hiện trước – trong hoặc sau khi niềng răng tùy vào tình trạng của bệnh nhân và phác đồ của bác sĩ. Nhưng, tốt nhất là nên cắt lợi sau khi tháo niềng để đảm bảo lợi đã ổn định và dễ dàng kiểm tra vị trí đường viền lợi
Tuy nhiên, bạn không nên cắt lợi ngay sau khi vừa tháo niềng, thời gian thích hợp nhất để thực hiện thủ thuật này là từ 4 đến 6 tuần sau khi tháo niềng.
Lúc này răng của bạn đã dần đi vào ổn định, mọi sinh hoạt trở lại bình thường, các mô nướu đã trở nên ổn định, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát, phán đoán chính xác về tình trạng của bạn để có thể có phương án cắt lợi một cách chuẩn xác nhất.
Cắt lợi được đánh giá là một loại tiểu phẫu ít phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như tính hiệu quả cao, bạn nên lựa chọn một phòng khám uy tín nhé!
Xem thêm: Có nên tẩy trắng răng ngay sau khi niềng?
Chi phí cắt lợi là bao nhiêu?
Chi phí cắt lợi bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như việc lựa chọn bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm, nha khoa uy tín, được trang bị các loại máy móc, trang thiết bị hiện đại….
Những lưu ý sau khi cắt lợi là gì?
Sau khi cắt lợi, để có thể nhanh chóng quay lại trạng thái ổn định ban đầu, bạn nên lưu ý những điều sau để giảm tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Cụ thể:
Cầm máu
Sau khi cắt lợi sẽ gặp tình trạng rỉ máu chân răng nhưng bạn hoàn toàn yên tâm vì chỉ rất ít thôi nhé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và nhiều, bạn hãy cho bác sĩ được biết để có phương án xử lý nhé!
Kiểm soát cơn đau
Cũng sau khi thực hiện cắt lợi, miệng của bạn sẽ trở nên mềm hơn. Thời điểm đau nhất sau cắt lợi là trong vòng sau 12h đầu tiên sau phẫu thuật. Bước sang ngày thứ hai, bạn sẽ chỉ cảm thấy đau rát một chút ở lợi. Giải pháp tốt nhất là bạn nên uống thuốc giảm đau ngay khi có dấu hiệu của cơn đau theo sự hướng dẫn của nha sĩ. Cách 4h nếu cơn đau chưa thuyên giảm bạn có thể uống nhắc lại thuốc giảm đau.
Chế độ ăn uống
- Bạn nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng dễ tiêu hóa như súp, mì, khoai tây… tránh tác động lực quá nhiều.
- Kiêng thịt bò, rau muống, hải sản để tránh để lại sẹo
- Hạn chế ăn đồ cứng, những đồ dễ vỡ vụn vì sẽ đâm vào vết thương
- Thêm sữa chua vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày để tăng lợi khuẩn và củng cố hệ miễn dịch, giúp làm dịu vết thương;
- Không ăn đồ ăn cay, giòn, nóng vì dễ gây kích ứng, bỏng rát vết thương
- Ưu tiên ăn nhiều trái cây để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Uống thuốc đầy đủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, phù nề.
Vệ sinh sau khi cắt lợi
Ở những ngày đầu hạn chế sử dụng bàn chải đánh răng, chải răng thật nhẹ nhàng tránh làm tổn thương phần lợi đã được cắt. Sử dụng nước súc miệng hoặc dung dịch sát khuẩn chlorhexidine 0.12% để vệ sinh sạch sẽ.
Tái khám đầy đủ
Bạn nên tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng lợi của mình, đánh giá và có những phương án xử lý tiếp theo.
Đọc thêm: Một số lưu ý khác cần biết sau khi tháo niềng
Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết trong việc đưa ra những quyết định của mình. Và dù bạn lựa chọn phương án nào thì hãy nhớ chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình nhé! Nếu bạn còn thắc mắc gì inbox ngay cho Thúy Đức để được giải đáp cũng như tư vấn thêm về tình trạng của mình!